1. Xét nghiệm tổng phân tích các tế bào máu là gì?
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hay còn được gọi là xét nghiệm máu 32 chỉ số được sử dụng nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân bằng cách bước đầu phát hiện ra các rối loạn của cơ thể hoặc các bệnh lý liên quan đến máu như nhiễm trùng máu, thiếu máu hoặc một số bệnh liên quan khác.
Lượng máu ngoại vi sau khi lấy ra từ cơ thể sẽ được chứa trong những ống nghiệm có chứa chất chống đông máu EDTA, sau đó sử dụng thiết bị phân tích nhằm đếm số lượng của những tế bào máu bao gồm: số lượng bạch cầu (WBC), hồng cầu (RBC), tiểu cầu (PLT), đồng thời giúp xác định được tỷ lệ phần trăm cũng như kích thước của các tế bào máu.
2. Tầm quan trọng của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm máu 32 chỉ số đóng vai trò quan trọng trong việc xác định:
2.1 Dòng hồng cầu
Dựa trên lượng huyết sắc tố hemoglobin của xét nghiệm máu, thì bác sĩ có thể xác định bệnh nhân có bị thiếu máu hay không? Đồng thời, giúp kiểm tra tình trạng thiếu máu hiện tại của người bệnh.
Nhờ vào thể tích trung bình của hồng cầu MCV của người bệnh, có thể phân loại tình trạng thiếu máu hồng cầu to hay nhỏ của họ:
- MCV thường tăng trong những trường hợp người bệnh bị thiếu acid folic, hoặc thiếu vitamin B12, hay thường gặp phải ở những bệnh nhân mắc bệnh gan, xơ hóa tủy xương, nghiện rượu,…
- MCV sẽ giảm nếu bệnh nhân bị thiếu sắt, nhiễm độc chì, hoặc thiếu máu mạn tính hay đang mắc phải hội chứng thalassemia,…
Thông thường, nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu MCHC và lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu MCH chính là căn cứ để chẩn đoán và phân loại tình trạng thiếu máu bình sắc hay nhược sắc của bệnh nhân. Chỉ số MCHC và MCH sẽ giảm nếu bệnh nhân bị thiếu máu do thalassemia, thiếu sắt,…
Đối với những trường hợp bệnh nhân bị mất nước, bị bệnh tim, phổi hoặc đang sốt cao cũng có thể được chỉ định xét nghiệm tổng phân tích máu nhằm kiểm tra số lượng hồng cầu trong máu có cao hay không.
2.2 Dòng bạch cầu
Xét nghiệm tổng phân tích máu được sử dụng để định lượng chính xác số lượng bạch cầu có trong máu của bệnh nhân. Qua đó, có thể xác định 1 trong 2 tình trạng sau đây:
- Số lượng bạch cầu suy giảm: tùy theo loại bạch cầu đang bị suy giảm thì sẽ có các tên gọi khác nhau như giảm bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đoạn trung tính,…
- Lượng bạch cầu gia tăng: tương tự như trên thì lượng bạch cầu gia tăng cũng sẽ được chia thành các loại khác nhau như tăng bạch cầu ưa acid, tăng bạch cầu đoạn trung tính, tăng bạch cầu ưa kiềm,…
Sự đột biến của số lượng bạch cầu trong máu có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như xuất phát từ một số bệnh lý là bệnh nhiễm ký sinh trùng (đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng bạch cầu ưa acid), bệnh dị ứng, nhiễm độc kim loại nặng (đây là nguyên nhân chính của tăng bạch cầu tại đoạn trung tính), hoặc bệnh nhân bị ung thư máu cũng khiến cho số lượng bạch cầu trong máu bị đột biến.
2.3 Dòng tiểu cầu
Dựa trên xét nghiệm máu 32 chỉ số, bác sĩ có thể xác định được lượng tiểu cầu trong máu của bệnh nhân và giúp tìm ra được những nguyên nhân chính xác của bệnh:
- Tổng số lượng tiểu cầu bị suy giảm
Đây có thể chính là hậu quả do một số bệnh lý gây ra, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hoặc gây phá hủy tiểu cầu trong máu bệnh nhân. Nếu lượng tiểu cầu thấp hơn mức bình thường, thì người bệnh có thể đang gặp phải tình trạng xuất huyết, với triệu chứng là xuất hiện những vết bầm tím tại nhiều vị trí trên cơ thể.
- Tổng số lượng tiểu cầu gia tăng
Đây có thể là hệ quả khi tăng tiểu cầu tự phát, hậu phẫu thuật cắt lách, hoặc do những bệnh lý xương tủy gây ra. Dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu trong một số trường hợp của bệnh nhân.
3. Khi nào nên xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Bệnh nhân được khuyến khích thực hiện xét nghiệm vì một số nguyên do như:
- Để tìm ra các nguyên nhân của một số triệu chứng như mệt mỏi, sốt, bầm tím hoặc do sụt cân, suy nhược cơ thể.
- Để kiểm tra bệnh nhân có đang bị thiếu máu không
- Để xem xét lượng máu đã bị mất trong các trường hợp bị chảy máu
- Để chẩn đoán chính xác bệnh đa hồng cầu
- Để kiểm tra xem bệnh nhân có bị bệnh nhiễm trùng hay không
- Để chẩn đoán những bệnh lý về máu như bệnh bạch cầu
- Kiểm tra cơ thể bệnh nhân phản ứng như thế nào với các loại thuốc có tác dụng điều trị hay xạ trị
- Kiểm tra chảy máu có ảnh hưởng gì đến những tế bào máu hay số lượng như thế nào
- Hỗ trợ sàng lọc trước khi tiến hành phẫu thuật
Xét nghiệm tổng phân tích máu giúp đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là với các bệnh nhân đang bị thiếu máu, nhiễm trùng máu, …
Phòng khám Ngọc Oanh là một trong những phòng khám đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.